Gần đây ban IT mới được để lại 1 con server đúng nghĩa Dell R620, tuy dòng này đã cũ dung về mặt cấu hình rõ ràng hơn hẳn con desktop đang dùng làm server.
Với thiết bị có được, làm sao để khai thác hiệu quả, tận dụng tối đa khả năng của thiết bị cũng là vấn đề đặt ra. Ý tưởng chung là phát triển dựa trên kình nghiệm hiện có từ máy chủ cũ (Xây dựng Kubernetes cluster On-premise):
Mình hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ trên server cũ và triển khai trên R620 nhưng tuy nhiên khi kiểm tra thấy trên Supported Operating Systems không thấy có Ubuntu Server.
Để server hoạt động với hiệu suất cao nhất thì sự tương thích giữa Hardware và Software là rất cần thiết. Vì vậy mình quyết định lựa chọn OS nằm trong danh sách hỗ trợ cho máy R620.
Trong danh sách các OS thật sự mình đều chưa biết hoặc chưa có kinh nghiệm nên đành dựa vào tiêu chí $$, xem qua chỉ Microsoft Hyper-V là miễn phí, dẫu biết rằng:
Không có bữa trưa nào miễn phí - TANSTAAFL
Chấp nhận với nguy cơ trên, mình bắt đầu tìm hiểu và xây dựng dựng máy chủ sử dụng công nghệ ảo hóa Hyper-V
Sau khi đã thiết lập server: Raid, NICs network, … tiến hành download file iso Hyper-V Server 2019 và cài như cài Window thôi.
Đầu tiên là tìm cách quản lý server từ xa, thay vì cắm chuột, bàn phím, màn hình vào trực tiếp server, dưới đây là 2 công cụ hữu ích:
Công cụ hữu ích giúp quản lý Hyper-V server từ trình duyệt, ngoài ra còn hỗ trợ một số dịch vụ Azure. Công cụ này hoàn toàn miễn phí và download tại đây
Một công cụ khác giúp quản lý Hyper-V server từ máy trong mạng LAN. Tuy Window Admin Center đã bao gồm tính năng tượng tự của Hyper-V Manager tuy nhiên do đã quen thuộc nên mình sử dụng đồng thời cả 2 công cụ.
Để sử dụng công cụ này thì bạn phải sử dụng Window Pro / Enterprise, còn Window Home không có tính năng này. Để cài công cụ này:
Đầu tiên, yêu cầu server (Hyper-V) và máy client (Máy laptop của bạn chẳng hạn) phải cùng nằm trong 1 lớp mạng. Ví dụ IP local của server: 192.168.1.5 còn của laptop là 192.168.1.69 tức là chúng nằm trong cùng 1 lớp mạng.
Mở Powershell và chạy lệnh
Enable-PSRemoting Enable-WSManCredSSP -Role server
Get-NetConnectionProfile
Nếu NetworkCategory đang ở Public thì bạn cần chuyển sang private bằng lệnh:
Set-NetConnectionProfile -InterfaceAlias Wi-Fi -NetworkCategory Private
Sử dụng Powershell và thêm hyper-v
với ip 192.168.1.5
Add-Content -Path C:\Windows\System32\drivers\etc\hosts -Value "`n192.168.1.5`thyper-v"
Set-WSManQuickConfig -SkipNetworkProfileCheck Y
Chạy lệnh dưới đây trên Powershell, đừng quên sửa thành Users name của bạn trên window 10
Get-WSManCredSSP Enable-WSManCredSSP -Role Client -DelegateComputer "hyper-v"
Kiểm tra xem đã tạo CredSSP thành công hay chưa:
Get-WSManCredSSP
Kết quả trả về nếu thành công:
The machine is configured to allow delegating fresh credentials to the following target(s): wsman/hyper-v
#Add value to Trusted Host Set-Item -Path WSMan:\localhost\Client\TrustedHosts -Value "hyper-v" #Validate the change Get-Item -Path WSMan:\localhost\Client\TrustedHosts
Kết quả trả về:
Type Name SourceOfValue Value ---- ---- ------------- ----- System.String TrustedHosts hyper-v
cmdkey /add:hyper-v /user:Administrator /pass:YourServerP@ssw0rd
Từ máy của bạn mởi Hyper-V Manager và chọn Connect to Server…
Sau đó nhập tên hyper-v là tên server mà mình đã thiết lập ở trên rồi OK.
Sau khi hoàn thành bước này là đã có thể dung Hyper-V Manager tạo VM, virtual Switch, Setting con server từ xa rồi.
Gần đây Microsoft giới thiệu giải pháp Hybrid Cloud dựa trên nền tảng điện toán đám mây Azure của mình, đây là sự kết hợp giữa On-premise và Cloud server. Windown Admin Center là một công cụ hữu ích giúp quản lý server và kết nối với một số dịch vụ của Azure.
Để sử dụng công cụ này sau khi đã cài đặt:
Cửa sổ trình duyệt sẽ mở ra và chúng ta sẽ tiến hành thêm server để quản lý
Điền thông tin hyper-v sau đó ấn kết nối
Sau khi kết nối thành công, chúng ta bắt đầu khám phá các tính năng và quản lý server
Như vậy có thể nói bước migrate 1, 2 đã hoàn thành, tiếp theo 2 vấn đề mà mình thấy khó khăn nhất:
Thông tin